Báo chí gần đây bắt đầu chú ý đến họ sau triển lãm đầu tiên. Những người nghiện cà phê hoặc đồ họa (hoặc cả hai) thì thường xuyên lui tới quán Align café của họ. Nhưng phải một lần được trực tiếp trò chuyện với họ mới cảm nhận được sức trẻ, sự sáng tạo và niềm đam mê của những con người này. Nếu muốn biết thông tin về họ, bạn chỉ cần google “3D Hà Nội”, truy cập www.3dhanoi.com hoặc xem blog của Align café tại đây. Những thông tin ấy sẽ đảm bảo cho bạn một ấn tượng chung về nhóm 3D Hà Nội. Tuy nhiên, nếu không có một niềm yêu thích đặc biệt với đồ họa hay phố cổ, những thông tin ấy hẳn rồi sẽ bị lãng quên đi, bị chìm nghỉm trong thế giới quá tải thông tin này.
Tôi có may mắn được gặp và trò chuyện trực tiếp với họ để rồi thực sự bị chinh phục và ngưỡng mộ những gì họ đang làm cho Hà Nội của chúng ta. Một triển lãm tranh 3D mang tên Hà Nội, những góc nhìn thời gian tái hiện lại khung cảnh của Hà Nội giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, và mùa đông năm 1946. Hai bộ phim ngắn về Hà Nội xưa và quá trình dời đô từ Ninh Bình về Thăng Long. Nghe có vẻ ít ỏi nhưng chừng ấy đòi hỏi không biết bao nhiêu công sức và tâm sức của những con người trẻ tuổi này. Theo trưởng nhóm Việt Phương, để dựng được một đoạn phim 2 phút chỉ cần khoảng 3 tháng để xử lý về mặt kỹ thuật nhưng phải mất hàng năm trời tìm tòi, đọc tài liệu và hỏi han để có thể phục dựng hình ảnh gần với thực tế lịch sử nhất. Trong khi đó, nhóm không hề có tài trợ và phải tranh thủ làm trong những lúc rảnh rỗi ngoài giờ đi làm, đi học hàng ngày. Thế nhưng chỉ cần nhắc đến ý nghĩa của việc làm này, trong mắt họ lại ánh lên niềm vui say mê và tự hào.
Đơn giản là phục dựng hình ảnh Hà Nội xưa để giới trẻ ngày nay hiểu về Hà Nội, yêu hơn Hà Nội và biết trân trọng những giá trị văn hóa của thành phố ngàn năm thế nhưng trước họ, đã ai “dám nghĩ, dám làm”? Ngay cả những cơ quan nhà nước rồi vô số những quỹ văn hóa, tổ chức bảo tồn văn hóa lịch sử, các viện nghiên cứu, trường đại học… đã ai như họ, cống hiến cho Hà Nội một cách tự nguyện và hoàn toàn “free”?
Khi được hỏi về dự định của nhóm trong thời gian tới, Việt Phương chia sẻ mong muốn sẽ tái hiện lại khung cảnh Thăng Long thời Lý – Trần, trang phục của người Hà Nội qua các thời kỳ và hình ảnh nhà thờ cổ của Hà Nội. Tuy nhiên, anh cũng đùa: “mình không chắc về mặt thời gian, nhiều khi cũng nản lắm, không có tờ xanh xanh nào treo trước mặt nên thi thoảng cũng ì ra”.
Tôi chắc rằng những ai được một lần xem 2 bộ phim 3D của nhóm về Hà Nội sẽ thấy xúc động và yêu mến Hà Nội hơn rất nhiều. Đặc biệt, nếu học sinh được xem những đoạn phim như vậy thì môn học lịch sử sẽ không còn buồn tẻ, khô khan và giới trẻ sẽ không còn quay lưng với những giá trị văn hóa truyền thống. (Tiếc là hiện nay nhóm chưa up các đoạn phim này lên website www.3dhanoi.com hoặc các trang chia sẻ video như YouTube, hy vọng sẽ được xem thêm nhiều đoạn phim như thế trong tương lai không xa).
Cảm ơn 3D Hà Nội vì những nỗ lực của nhóm và cũng cảm ơn chương trình ArtTalk của GreenZoom đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp cận với những người trẻ tuyệt vời này.
Xem thêm video về Điện Kính Thiên của VietnamGraphic tại đây
Bạn biết gì về J.K. Rowling – người đã tạo ra thế giới kỳ diệu của Harry Potter? Hãy cùng tìm hiểu về một trong những nhà văn được yêu thích nhất trên thế giới với những chi tiết thú vị về cuộc đời và bộ truyện nổi tiếng của bà.
Trí tưởng tượng tuyệt vời của một nhà văn
Joanne Rowling (thường gọi là “Jo”) sinh ngày 31/71965 tại thị trấn Yate, gần thành phố Bristol, nước Anh. Jo có một em gái thường gọi là “Di”. Ngoại trừ những lúc hai chị em chành chọe, Jo thường nghĩ ra rất nhiều chuyện để kể cho Di nghe và giành quyền “phân vai” những khi hai chị em chơi trò diễn kịch. Cả hai cũng rất mê những chú thỏ và Jo đã thuyết phục cha mẹ cho mình nuôi một con bằng cách viết truyện ngắn đầu tiên có tên là Con thỏ (Rabbit) khi mới lên 6 tuổi.
Khi bắt đầu đi học, Rowling rất thích đến trường vì ở đó cô bé được làm đồ gốm, vẽ tranh hay sáng tác truyện. Sau đó cả gia đình chuyển đến Tutshill, một thị trấn nhỏ bên ngoài Chepstow ở Wales và Jo học tại trường phổ thông Wyedean. Rowling tự miêu tả mình là “một cô bé nhút nhát, mặt tàn nhang và không có năng khiếu thể thao nhưng rất yêu văn học”. Sau này, nhà văn cũng hé lộ: nhân vật Hermione trong truyện Harry Potter vốn dựa trên hình ảnh của chính Jo hồi còn học phổ thông và nhà văn Jessica Mitford (Anh) là người đầu tiên có ảnh hưởng lớn tới bà.
Sau khi tốt nghiệp ngành tiếng Pháp và Cổ văn tại Đại học Exeter, công việc đầu tiên của Rowling là làm thư ký tại Tổ chức Ân xá Quốc tế. Đó không phải là một công việc mà Jo mơ ước, nhưng nó đã tạo điều kiện cho bà sử dụng máy vi tính để ghi lại những câu chuyện của mình trong giờ nghỉ. Tuy nhiên, thói lơ đãng và niềm đam mê quá mức với những câu chuyện tưởng tượng khiến nhà văn không ít lần gặp rắc rối. Rowling kể lại: "Tôi chẳng bao giờ chịu tập trung vào các cuộc họp vì mải ghi ra lề giấy những mẩu truyện vừa nghĩ ra hoặc mải mê nghĩ cách đặt tên cho các nhân vật của mình”.
Harry Potter đã ra đời như thế nào?
Trong một lần bị kẹt suốt 4 tiếng đồng hồ trên chuyến tàu từ Manchester về London, trong khi phần lớn hành khách đều chợp mắt vì mệt mỏi thì Rowling chợt nảy ra ý nghĩ viết truyện về một chú bé phù thủy. Lúc ấy, Rowling không hề có một cây bút nào trong tay và mọi chi tiết về cậu bé cứ sôi sục trong trí tưởng tượng của bà. Và rồi, hình ảnh một cậu bé đeo kính, gày gò, tóc đen, người không hề biết rằng mình là phù thủy dần hiện ra rõ nét và ngày càng trở nên chân thực trưuớc mắt Rowling. Về tới nhà, ngay buổi tối hôm đó, bà bắt tay vào viết tập đầu tiên của bộ truyện Harry Potter.
Những trang viết đầu tiên không hề giống với những gì được viết trong cuốn truyện hoàn thành sau này. Cái chết của người mẹ yêu quý của nhà văn vào cuối tháng 12/1990 đã thay đổi cả thế giới của Rowling và Harry Potter. Quá đau lòng trước sự mất mát này, Rowling đã chuyển đến Bồ Đào Nha, mang theo tập bản thảo còn dở dang. Vừa dạy học, bà vừa gấp rút hoàn thành cuốn truyện. Rất nhiều chi tiết đã được thay đổi so với bản thảo ban đầu, trong đó, những dòng miêu tả cảm xúc của nhân vật Harry về cái chết của ba mẹ đã trở nên sâu sắc và chân thật hơn. Chính tình cảm của nhà văn dành cho người mẹ đã mất đã giúp bà viết nên những trang đầy xúc động của chương “Tấm gương ảo ảnh” trong tập 1, khi Harry gặp lại ba mẹ và tất cả thành viên của gia đình Potter.
Sau khi ly hôn người chồng đầu tiên (Jorge Arantes) năm 1993, Rowling quay về Anh và dạy tiếng Pháp ở Endinburgh. Đó thực sự là khoảng thời gian khó khăn của bà khi phải vật lộn kiếm sống, nuôi cô con gái nhỏ Jessica và tiếp tục viết truyện. Rowling đã gạt ngay ý định tiếp tục dạy học khi nhận ra rằng việc dạy học và chăm con sẽ khiến bà không còn chút thời gian rảnh rỗi nào dành cho cuốn sách của mình. Sống dựa vào trợ cấp xã hội, Rowling miệt mài viết Harry Potter trong các quán cà phê. Nicolson, ông chủ quán cà phê mà Rowling yêu thích cho phép bà ngồi ở quán cả ngày với một cốc espresso và một ly nước lọc, bên cạnh là chiếc xe đẩy và cô bé Jessica đang ngủ ngon lành.
Cuối năm 1994, Rowling hoàn thành cuốn truyện đầu tiên Harry Potter và Hòn đá phù thủy. Tuy nhiên, vì không có đủ tiền để thuê đánh máy và in bản thảo, bà phải mất thêm gần một năm để gõ lại toàn bộ câu chuyện bằng một cái máy đánh chữ cũ kỹ do Hội đồng Nghệ thuật Soctland hỗ trợ.
Một kiệt tác bị từ chối 12 lần
Thật khó có thể tin rằng, Harry Potter – bộ truyện đứng đầu danh sách những cuốn sách văn học thiếu nhi bán chạy nhất – lại từng trải qua một hành trình gian nan trước khi đến được tay các độc giả nhỏ tuổi. Thế nhưng, đó lại là sự thực. Sau khi hoàn thành tập 1, Rowling gửi ba chương đầu đến cho một người đại diện nhưng ông này đã ngay lập tức gửi trả lại cho nhà văn. Người đại diện thứ hai cũng từ chối câu chuyện sau khi đã đọc toàn bộ bản thảo. Không nản chí, Rowling tiếp tục tìm kiếm người đại diện mới và với cuốn danh bạ trong tay, bà đã chọn cái tên Christopher Little vì thích thú với âm thanh của cái tên này.
Thông qua Christopher, phải mất thêm một năm nữa, sau khi đã hồi hộp hy vọng và thất vọng vì bị 12 nhà xuất bản từ chối, Rowling mới tìm được một nhà xuất bản nhỏ lúc bấy giờ là Bloomsbury đồng ý xuất bản Harry Potter. Biên tập viên Barry Cunningham – người chấp nhận bản thảo – kể lại rằng ông không hề biết trước đó có nhiều người đã không thèm cầm tới cuốn truyện và ông đã đọc nó một cách say sưa.
Một vài tháng sau, cuốn truyện đầu tiên trong bộ Harry Potter của Rowling bắt đầu được phát hành ở Anh và nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Trước khi đến với độc giả Việt Nam qua bản dịch của nhà văn Lý Lan, Harry Potter đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng ở nhiều nước khác nhau và ở bất cứ nơi đâu, câu chuyện về chú bé phù thủy Harry cũng được trẻ em nồng nhiệt đón nhận.
Cơn sốt Harry Potter trên toàn cầu
Tháng 6/1997, NXB Bloomsbury chỉ dám in thử lần đầu 1.000 bản Harry Potter và Hòn đá phù thủy, phân nửa số đó cung cấp cho các thư viện Anh. Ngày nay, các bản in đầu tiên ấy được xếp vào loại sách hiếm và mỗi cuốn trị giá từ 16.000 tới 25.000 bảng Anh.
Sau đó, trong buổi đấu giá bản quyền xuất bản Harry Potter ở Mỹ, công ty Scholastic Inc. đã thắng với cái giá trả cho J.K. Rowling là hơn 100.000 USD.
Năm 1998, Harry Potter và Hòn đá phù thủy được xuất bản tại Mỹ và thành công vang dội. Rowling tiếp tục hoàn thành 6 tập còn lại trong bộ truyện, mỗi tập tương ứng với một năm học của Harry Potter tại trường dạy nghề phù thủy. Cả 6 tập đều phá kỷ lục về sách bán chạy và được hàng triệu trẻ em say mê đón đọc. Chỉ tính riêng ấn bản đầu tiên của tập cuối cùng Harry Potter và Bảo bối tử thần đã bán được 10,8 triệu bản – một con số khổng lồ so với số lượng 1000 bản khiêm tốn ban đầu.
Đến nay, bộ truyện Harry Potter đã tiêu thụ được hơn 400 triệu bản, dịch ra 67 thứ tiếng và được dựng thành nhiều tập phim ăn khách. Có thể nói, Harry Potter đã tạo nên một cơn sốt tại bất cứ nơi đâu nó đi qua và tạo ra một cuộc cách mạng trong văn hóa đọc của thiếu nhi ở nhiều nước trên thế giới. Không những thế, nhiều sản phẩm văn hóa khác như trò chơi vi tính, âm nhạc… cũng được sản xuất dựa trên câu chuyện này.
Thành công của Harry Potter đã trở thành một hiện tượng trong ngành xuất bản. Chỉ trong vòng 10 năm, bộ truyện này đã biến Rowling từ một bà mẹ nghèo trở thành một trong những nhà văn giàu có nhất trong lịch sử với tổng tài sản trị giá tương đương hơn 1 tỉ đô la (theo Tạp chí Forbes, tháng 2/2004).
Với sự giàu có và nổi tiếng hiện nay của nhà văn Rowling, người ta vẫn thường nhắc đến một câu chuyện thú vị của biên tập viên Barry Cunningham. Vào năm 1996, sau khi trả tiền nhuận bút cho cuốn truyện đầu tiên, ông đã khuyên Rowling nên tìm một công việc thực sự vì cho rằng “Bà sẽ chẳng bao giờ kiếm được đồng nào nhờ viết sách thiếu nhi”. Thật may mắn vì Rowling đã không từ bỏ niềm đam mê của mình và tiếp tục sáng tạo để mở rộng cánh cửa vào thế giới tưởng tượng cho trẻ em trên toàn thế giới.
Bộ sưu tập giải thưởng
Tháng 11/1997: Tập 1 (Harry Potter và Hòn đá phù thủy) đoạt giải thưởng Smarties hằng năm của Netstlé dành riêng cho sách thiếu nhi của Anh.
Tập truyện này cũng đoạt giải thưởng British Book Award của Anh dành cho Sách thiếu nhi trong năm (Children’s Book of the Year) vào tháng 2/1998. Sau đó nhận thêm danh hiệu Giải thưởng Sách thiếu nhi (The Children’s Book Award).
Tháng 12/1999: Tập 3 (Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban) lại đoạt giải thưởng Smarties lần nữa. Sau đó Rowling rút tên tập 4 ra khỏi danh sách đề cử tranh giải để nhường cơ hội cho các tác phẩm khác.
Tháng 1/2000: Tập 3 đoạt giải thưởng Sách thiếu nhi trong năm của Whitbread (The Whitbread Children’s Book of the Year).
Tháng 6/2000: Rowling vinh dự nhận huân chương “Officer of the Order of the British Empire” của Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Đây là phần thưởng trao tặng cho những công dân Anh có thành tích xuất sắc trong việc phát triển cộng đồng và xã hội. Từ đấy, tên của bà được vinh dự viết là: J.K. Rowling, OBE.
Ngoài ra, năm 2006, nhà văn còn nhận được hai vinh dự lớn lao khác: tiểu hành tinh số 43844 được đặt tên là Rowling và một giống khủng long ở bang Nam Dakota (Mỹ) được đặt tên là Dracorex Hogwartsia để tôn vinh tác phẩm của bà (Hogwarts là trường dạy nghề phù thủy cho cậu bé Harry Potter).
*
Ngày 4/12/2008, Rowling vừa phát hành cuốn sách mới The Tales of Beedle the Bard (Những chuyện kể của Beedle - Người hát rong). Cuốn truyện này tiếp tục có tên trong những cuốn sách bán chạy nhất năm 2008 với hơn 2,6 triệu bản được tiêu thụ trên toàn thế giới chỉ sau hai tuần phát hành và bổ sung thêm 4,2 triệu bảng (tương đương 6,5 triệu đôla) cho hoạt động từ thiện của nhà văn.
Thành công của J.K. Rowling không chỉ đem lại những cuốn sách hay cho cả người lớn và trẻ em mà còn khích lệ chúng ta biết nuôi dưỡng trí tưởng tượng, giữ gìn lòng đam mê và kiên trì theo đuổi con đường của chính mình.
Hà Kim (tổng hợp từ Internet/ Văn học tuổi trẻ 3/2009)
Ấn bản bìa mềm đầu tiên của bộ truyện “Harry Potter” đã được bán với giá hơn 19.000 đôla trong một buổi đấu giá tại nhà cái Dallas. Đây là một trong số 200 cuốn sách được in lần đầu ở Anh với cái tên “Harry Potter và Hòn đá tiên tri” do nhà xuất bản Bloomsbury phát hành.
Năm 1997, câu chuyện về cậu bé phù thủy xuất hiện tại Mỹ với tên mới “Harry Potter và Hòn đá phù thủy” kèm theo một tấm thiếp có chữ ký của nhà văn J.K Rowling. Cùng với 6 tập tiếp theo, bộ truyện đã nhanh chóng thu hút hàng vạn độc giả và tạo nên một cơn sốt Harry Potter trên toàn cầu. Ước tính đến nay đã có khoảng 300 triệu bản được bán trên toàn thế giới.
Con số 19.120 đôla cao gần gấp đôi so với kỷ lục đấu giá của một cuốn Harry Potter bìa mềm trước đó. Người chấp nhận “móc hầu bao” cho con số bất ngờ này là một nhà sưu tập truyện tranh đến từ Dubai và vợ ông là một fan hâm mộ nhiệt thành của Harry Potter. Phương Hà (Theo AP)
Chú thích ảnh:
Nhà văn J.K.Rowling, tác giả bộ truyện “Harry Potter” nổi tiếng (Ảnh: AP)
Nghề thủ công truyền thống Trung Quốc:Thương mại hóa hay tàn lụi?
Đầu thế kỷ XVI, tranh Tết khắc gỗ từng là một nghề thủ công truyền thống đem lại thu nhập ổn định ở huyện Phong Tiên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Vào những năm 1970 và 1980, hàng trăm gia đình địa phương đã làm và bán các mộc bản cho đến khi công nghệ in offset đánh bại họ trên thị trường vào thập niên 90. Giờ đây, hàng loạt ngành nghề thủ công mỹ nghệ khác của Trung Quốc cũng đang vật lộn để tìm chỗ đứng trên thị trường. Tại Phong Tiên, hiện chỉ còn duy nhất gia đình của nghệ nhân dân gian Thái Lệ Bình tiếp tục nghề làm tranh Tết khắc gỗ. Ông Thái cho biết: “Chúng tôi không thể cạnh tranh với các nhà in công nghiệp. Máy móc của họ có thể in nhiều bản hơn với giá thành thấp hơn. Các bản in thủ công thường công phu hơn rất nhiều nhưng khách hàng không quan tâm – miễn là họ có tranh Tết để treo tường”.
Năm 1996, ông Thái đã được trao tặng các danh hiệu Nghệ nhân dân gian của Unessco và Hội Văn nghệ Dân gian Trung Quốc vì những đóng góp trong nghề làm tranh khắc gỗ Phong Tiên. Mặc dù từng nhận được vô số lời ngợi ca trong những buổi triển lãm tại Men-bơn, Pa-ri và các trường đại học ở Đại lục nhưng nghề làm tranh khắc Phong Tiên đang lâm vào tình thế nan giải khi danh tiếng bên ngoài không thể thôi thúc lòng nhiệt tình của người dân địa phương. Ông Thái có 10 thợ học việc nhưng họ chỉ đến vào cuối tuần. Phần lớn thanh niên địa phương chẳng còn mặn mà gì với việc học nghề tranh truyền thống và họ không coi đó là kế sinh nhai. Một số người yêu tranh khắc gỗ từ Hồ Bắc, Tứ Xuyên và những vùng khác của Trung Quốc đã tìm đến ông để học nghề. Tuy nhiên, ông Thái không thể chu cấp cho họ lâu dài bởi công việc kinh doanh không thuận lợi và bản thân ông cũng chưa biết sẽ phải xoay sở ra sao để gìn giữ nghề truyền thống của gia đình.
Nghề làm tranh khắc gỗ chỉ là một trong số rất nhiều ngành nghề truyền thống Trung Quốc đang bị mai một và đứng trước câu hỏi: thương mại hóa hay phá sản? Ông Áp-đu-ra-rắc, 61 tuổi ở vùng tây bắc khu tự trị Tân Cương là người chuyên làm các nhạc cụ dân tộc Duy Ngô Nhĩ và bán trên các đường phố tại thủ phủ Urumqi. Đây là thị trường lớn duy nhất trong vùng, thu hút nhiều nghệ nhân đến đây làm ăn sinh sống, thậm chí có người đến từ vùng Kashi, cách đó 1500 km. Cũng như nhiều nghệ nhân khác, Áp-đu-ra-rắc hy vọng chính phủ sẽ hỗ trợ họ mở hiệu kinh doanh, thậm chí thành lập một trung tâm đào tạo để truyền dạy những kĩ thuật làm nhạc cụ này. Trước tình hình trên, chính phủ Trung Quốc đã triển khai một số biện pháp nhằm bảo vệ và vực dậy các ngành nghề truyền thống. Mới đây, Bộ Văn hóa Trung Quốc, Ủy ban cải cách và phát triển nhà nước, chính quyền thành phố Bắc Kinh và 14 tổ chức khác đã tổ chức triển lãm lớn nhất từ trước tới nay về các di sản văn hóa phi vật thể ở Bắc Kinh.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc Chu Hà Bình khẳng định triển lãm sẽ tôn vinh nền văn hóa truyền thống đa dạng và sâu sắc của Trung Quốc, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hóa. Theo ông, Chính phủ Trung Quốc cũng đang xem xét các biện pháp “bảo vệ nguồn lợi” nhằm giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể song song với việc khai thác tiềm năng thị trường của chúng.Trong số rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể đang bị đe dọa, tranh cuộn thangka (một loại tranh gắn liền với Phật giáo) của Tây Tạng có thể được xem là một ví dụ khả quan. Nhờ vẽ và bán tranh thangka, nghệ nhân Ny-ang-bon ở khu tự trị Tây Tạng, tỉnh Thanh Hải, kiếm được hơn 200.000 tệ (khoảng 29.400 đôla Mỹ) mỗi năm.
Ny-ang-bon và 3 nghệ nhân khác đã dành khoảng 4 triệu tệ để thành lập một trung tâm vẽ tranh thangka nhằm truyền bá nghề này. Hiện có hơn 80 thợ học việc từ khắp nơi đang theo học miễn phí tại đây. Chính quyền địa phương cũng đã thành lập một trung tâm đào tạo cho khoảng 1000 họa sỹ thangka, đồng thời thúc đẩy việc quảng bá, nâng cao nhận thức về giá trị của thangka và khuyến khích các nhà sưu tập tranh. Những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc và giá trị văn hóa phong phú trong nghệ thuật thangka là hai lý do chính giúp cho nghề này phát triển phổ biến như ngày nay. Các nghệ nhân đang trở nên giàu có, nhưng điều quan trọng nhất là kĩ thuật vẽ tranh thangka được bảo tồn. Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành cho rằng, để áp dụng một chính sách bảo vệ nguồn lợi, cần phải cân nhắc cẩn thận về cái gì có thể thương mại hóa và cái gì không. Những di sản văn hóa phi vật thể như các phong tục cổ truyền và lễ nghi tôn giáo không phù hợp với việc bảo vệ nguồn lợi. Do đó không thể thương mại hóa hay nhân rộng các di sản văn hóa này cho mục đích lợi nhuận. Chính phủ Trung Quốc cần giám sát mọi khía cạnh của bảo vệ nguồn lợi nhằm ngăn chặn việc lạm dụng hay hủy hoại di sản bằng cách ban hành một quy định ghi rõ thế nào là bảo vệ nguồn lợi và các biện pháp triển khai. Hà Thu (Theo Tân Hoa Xã / Quân đội nhân dân cuối tuần, 26/03/2009)
Vì anh nếm chén tình chan chứa Trong tay em áp vầng trán say sưa Anh đã thở ngọt ngào hơi thở Tâm hồn em, trong bóng lá hương đưa
Anh đã nghe giọng em thầm thĩ Trái tim em huyền diệu bao lời Anh đã thấy nụ cười và ngấn lệ Mắt em trong mắt anh và môi chạm vào môi
Anh đã thấy trên đầu anh lấp loáng Ngôi sao em ẩn hiện giữa làn mây Anh đã nghe trên hồ anh rụng xuống Đóa hồng em rơi khỏi cánh tay gày
Anh có thể nói với tháng năm vội vã Qua đi! Qua đi! Ta chẳng cỗi già đâu Hãy xa lánh với những hoa tàn tạ Ta có trong tâm hồn một đóa thắm bền lâu
Cánh thời gian không thể chạm vào làm rơi vãi Nước trong bình đầy chửa bao nhiêu Người có tro tàn không bằng ta có lửa Người có lãng quên không bằng ta có tình yêu
(Victor Hugo)
Ảnh: “The Kiss” by Gustav Klimt (July 14, 1862 – February 6, 1918)
Quả
thực chàng đã khiến mình có đôi phần thất vọng. Chuyện này vốn là
thường! Ở cái xứ sở này, tìm được một người chưa từng mếch lòng vì chàng
có lẽ là chuyện không tưởng. Cơ mà hôm nay khác! Hôm nay mình chả cười
được nữa, thấy tức tức lạ, mặc dù chả liên quan quái gì đến mình. Mình
nghĩ chàng giống như trẻ con: có thể cáu giận ầm ĩ hay hò hét vì một số
chuyện rất chi là nhỏ nhặt không vừa lòng trong khi không đếm xỉa gì
đến những ức chế dai dẳng chàng gây ra cho người khác. Nhưng chàng lại
không được cái nết đáng yêu của trẻ nhỏ - chúng không bao giờ định kiến
và phiến diện như thế, cho đến khi chúng lớn! Giả
sử xứ này mà có một tập thơ, hay là viết chung một cuốn tiểu thuyết,
hoặc giả là biên niên sử truyền kì ghi chép những chuyện buôn dưa lê,
bán dưa bở, chàng sẽ là nhân vật chính, là mặt trời làm lu mờ tất cả các
vì sao leo lét chung quanh. Tóm lại, nói về chàng bằng lời thật là vô
ích, chỉ có thể biểu hiện bằng một tiếng thở dài. Lẽ
ra, sau mỗi sự ra đi, con người ta phải học thêm được cách nhìn cảm
thông và nhận ra khuyết điểm của mình chứ nhỉ? Lời hứa chẳng để làm gì
nếu không có lòng tin, mà những người ở lại thì lòng tin tan hoang quá. (ảnh: google ra từ photobucket, không biết của ai!)
" Tóm lại, nói về chàng bằng lời thật là
vô ích, chỉ có thể biểu hiện bằng một tiếng thở dài. "
Chà, vẫn lời văn đó, giọng điệu đó. ta thích nàng dù biết nàng đang mỉa
mai, châm trọc...
T viết cho ai thế? Xem ra T nói chuyện vẫn như xưa nhỉ, giọng điệu vẫn
không thay đổi chỉ có một số từ ngữ mà J chưa du nhập vì lâu chưa nói
chuyện với T