Status

Be happy, my dear!

Sunday, April 08, 2007

ĐẹpFashionShow 5 - Một linh hồn màu mè rỗng tuếch


Với tham vọng hé mở “bí ẩn của linh hồn” (Spirit’s Mystery), Đẹp Fashion show 5 được dàn dựng như một vở kịch hiện đại trên chất liệu thời trang trong bối cảnh của thế giới tâm linh Việt thuần khiết. Thế nhưng, trái với hy vọng của người xem, “linh hồn” của đêm diễn chẳng có gì là bí ẩn cả, cũng chẳng phải đang được hé mở mà là được phơi bày lộ liễu đến toang hoác ra - Thất vọng!

Cuộc chơi của VIP?
Vờ i pờ - ba chữ này giờ đây quen với người Việt lắm rồi. Ta có khách VIP, vé VIP, hạng VIP, xe VIP, nhà của VIP, con của VIP... và giờ đây là thêm một đêm diễn của VIP. Tất nhiên, nhà tổ chức Đẹp Fashion show 5 (thôi, từ giờ ta gọi ĐFS 5 cho gọn nhỉ?) chẳng dại gì mà xướng lên “Chúng tôi chỉ tổ chức cho VIP” nhưng từ khâu tổ chức cho tới... giá vé đã thể hiện rõ ràng “Chúng tôi thuộc về một đẳng cấp khác”!
Việc chọn Trung tâm Hội nghị Quốc gia (NCC) làm nơi tổ chức đã phần nào cho thấy sự “chịu chơi” của ĐFS 5. Hệ thống âm thanh, ánh sáng “hoành tráng”, dàn diễn viên múa và người mẫu cũng thuộc hàng đông đảo - đình đám nhất trong các show thời trang nước ta từ trước tới nay. Để khán giả cùng nhập cuộc với màn diễn, ban tổ chức đã đề nghị khán giả mặc trang phục dạ hội màu đen và đeo mặt nạ được phát kèm.
Điều khiến tôi ngạc nhiên về ĐFS 5 là giá vé. Vé có 3 hạng: vé thông thường (300.000 VNĐ) - vé VIP (1.000.000 VNĐ) và vé V.VIP (1.500.000 VNĐ), tức là cuộc chơi này chủ yếu dành cho vờ i pờ và vờ vờ i pờ! Người bình thường bỏ ra 3 triệu cho 1 cặp vé để đi xem thời trang là chuyện... không tưởng! Chẳng biết có ai dại dột mua vé không chứ ngồi ở hàng V.VIP chả xem được quái gì cả. Rốt cuộc thì VIP hay V.VIP hay “thường dân” đều xem như nhau do không bao quát hết được sân khấu.
Hãy xem các VIP thể hiện như thế nào? Vẫn có nhiều người mặc trang phục sáng màu, thậm chí là màu trắng toát. Hình như chỉ có 1/90 số khán giả đeo mặt nạ và sau 5’ thì bỏ ra vì nhận thấy mình “chẳng giống ai” (điều này không chỉ do khán giả lạ lẫm trước kiểu trình diễn này mà một phần còn vì lí do sẽ nói sau). Vẫn có người chạy đi chạy lại. Vẫn a lô điện thoại như thường. Sự sang trọng nơi những bộ cánh khoác ngoài vẫn không giấu được vẻ lạ lẫm của một cơ số người xem đối với một cuộc chơi xa xỉ như thế này.
Hãy xem các VIP được thưởng thức những gì? - Lẩu thập cẩm không hơn!
Một sai lầm đánh đổ ngay cả những toan tính dày dạn nhất
Trong khi nỗ lực vươn tới cái đẹp tổng thể của âm thanh, ánh sáng, âm nhạc, trang phục và kịch bản, ĐFS 5 đã rơi vào tình cảnh của một nồi... cháo loãng! Tất cả chỉ vì một sai lầm - chọn nhầm không gian diễn. Chính sai lầm này đã đánh đổ bao công sức của ê kíp thực hiện, cho dù đó là những tên tuổi có tiếng trong làng tổ chức trình diễn và làng thời trang.
Đại sảnh của NCC quá rộng với 3 tầng tam cấp lớn và mái vòm cao. Đó không phải là một không gian đặc quánh của một buổi “lên đồng” - vở diễn thành ra loãng. Những tấm vải phơ phất và đèn lồng thưa thớt không đủ để biến tiền sảnh trở thành “cõi âm”. Dàn ánh sáng tuy có sự đầu tư nhưng trong một không gian rộng như thế, vẫn là quá yếu và không có gì ấn tượng.
Sân khấu trở thành quá lớn và bất tiện với nhiều bậc thang dốc dần, người mẫu trông nhỏ xíu trên sân khấu cao rộng, vừa đi vừa lo bước hụt + phải đi chân trần nên chiều cao giảm đi đáng kể và bớt đẹp. Hơn nữa, người mẫu phải dàn ra để phủ đầy sân khấu, nhằm lấp khoảng trống nên càng loãng.
Trong khi đó, khán giả phải nép vào hai bên dọc theo bậc thang, ngăn cách một khoảng khá lớn với sân khấu do 2 cầu thang cuốn 2 bên. Do đó, khán giả vừa không bao quát được cảnh diễn, vừa không nhìn rõ trang phục (người ngồi trên thì chỉ thấy... lưng người mẫu, người ngồi dưới thì nghển lên sái cả cổ). Màn hình lớn ở dưới chân cầu thang hoạt động í ẹ, lúc có lúc không, lúc có thì bị ánh sáng của dàn đèn làm cho mờ nhoè hình, chả rõ mặt mũi nói chi đến trang phục + người xem bị phân tán bởi 2 màn hình trên và dưới à toét cả mắt. Dễ hiểu tại sao chẳng ai đeo mặt nạ để “hoà mình vào đêm diễn” vì không gian rộng rinh, hoà sao nổi!
Nếu như ĐFS 5 lấy hiệu ứng thị giác làm điều cốt yếu để dẫn dắt người xem hé mở bí ẩn của linh hồn thì ý đồ này đã bị phá sản bởi không gian diễn.
Thấy gì qua ĐFS 5?
Phải nhận rằng công tác PR cho ĐFS 5 của Le Bros rất tốt! Rất chuyên nghiệp và có thể coi là một trong những công ty PR hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Riêng các ấn phẩm đều được chuẩn bị công phu và ấn tượng: website, thư mời, vé, tờ chương trình, mặt nạ...
Điều tôi thích nhất trong buổi diễn là phần Hình ảnh: đẹp - ấn tượng và cực kỳ có linh hồn. Nghe nói tác giả là Đào Anh Khánh - không biết có đúng không hay là sản phẩm kết hợp với Le Media?! Chấm điểm riêng phần này 10/10.
Về âm nhạc, nhạc sĩ Quốc Trung xử lý khá hay phần nhạc đầu, khi các âm hưởng dân gian hài hoà không một nét đứt gãy. Thế nhưng, từ màn 3 trở đi, nhạc hơi bị “lộ” cái khớp nối giữa đoạn này với đoạn kia, giữa âm hưởng của ca trù với phần nhạc “lên đồng” và nhạc phối hiện đại ở màn 4. Nhạc “lên đồng” không giống “lên đồng” gì cả mà giống như nhạc... dance vậy. Phần nhạc cuối nói chung hơi “hụt”!
Trong số các bộ sưu tập được trình diễn, “Phân định” của Hà Linh Thư không ấn tượng lắm, hơi đơn điệu và có vẻ loay hoay với 2 màu trắng - đen, không có gì mới cả. "Phiêu diêu" của Văn Thành Công cũng thế, vẫn còn thấy sự lúng túng trong việc “nhét” nét đẹp của các kiểu trang phục cổ truyền vào xiêm y đương đại. (Ngoài lề chút xíu: trong vở diễn, đáng lẽ không gian phải huyền bí với những hồn ma áo trắng thì khán giả lại được phen buồn cười vì những con ma bò lổm ngổm qua các bậc thang, chắc tại bậc cao và nhiều bậc quá nên ma cứ “chổng mông” lên.; hơn nữa ý tưởng này thật là lộ!).
Bộ sưu tập “Bóng ma trong nhà hát” của Trương Thanh Hải lấy cảm hứng từ trang phục sân khấu cổ, nhưng hình như hơi “quá tay” nên trang phục trở thành rối rắm. Mặc dù có sự hỗ trợ của NSND Đàm Liên, NSƯT Thúy Hường, ca sĩ Tùng Dương và nhà thơ Vi Thùy Linh... màn diễn này vẫn nhạt!
Cao trào của vở diễn là trong màn 4, với cảnh múa đèn và trang phục trong bộ sưu tập “Thăng hoa” của Tiến Lợi. Trái với tính chất trình diễn trước đó, các mẫu váy dạ hội trong màn này có tính ứng dụng cao, tôn lên vẻ đẹp của người... đẹp. Tuy nhiên, thực sự ấn tượng và đáng lưu tâm với tôi có lẽ chỉ có bộ sưu tập “Siêu thoát” của Công Trí. Những bộ đầm dài rộng, chất liệu đẹp - mỏng - nhẹ, với những nếp xếp táo bạo cầu kỳ. Có thể nói Công Trí đã làm chủ được chất liệu và bắt nó hiện ra trong dáng vẻ quyến rũ nhất. Mặc dù một vài mẫu có vẻ “na ná” những mẫu váy nước ngoài tôi từng xem ở đâu đó, song đáng nhớ nhất trong ĐFS 5 chắc chỉ có bộ sưu tập này.
Nhìn tổng thể, thời trang có vẻ bị chìm đi dưới sức ép của kịch bản và những thứ phụ kiện rườm rà kèm theo như những màn múa, âm thanh, các chi tiết minh họa trên sân khấu...
Chợt nghĩ đến các buổi trình diễn thời trang quốc tế: Bài trí rất đơn giản, không cần cầu kì phông đèn để mọi ánh mắt đổ dồn vào trang phục, sàn diễn phẳng tạo sự tự tin cho người mẫu, sân khấu cực gần khán giả để người xem chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của thời trang... Nghĩ về ĐFS 5, không biết cái gì mới là nhân vật chính của đêm diễn: cái Đẹp hay một linh hồn rỗng tuếch khoác bộ áo màu mè?

6 Comment:

fireworks said...

Aha! B�y giờ th� em đ� hiểu..

kidlonton said...

Suỵt, chỉ em v� anh biết th�i nh�! ;))

trang kim said...

Cung ui!ko di duoc nen cu qua...len day viet cho "giang ho" choang a...?

kidlonton said...

he, ai bảo ta kh�ng đi? ta đi th� mới c� c�i để b�nh loạn chứ. C�i n�y c� ghi h�nh đ�u :-P

Vampire said...

thu h�t được đ�ng kh�n giả đến đ� l� th�nh c�ng rồi, t�n tuổi của những nh� tổ chức, nh� thiết kế được b�o đ�i nhắc đến l� một th�nh c�ng nữa :))

kidlonton said...

Vamp thật l� "rộng lượng" ;))